Những câu hỏi liên quan
nguyen thi tho
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Đại
18 tháng 12 2016 lúc 15:37
Cái này là do sự chuyển động tịnh tiến của mặt trời đối với trái đất (xem lại sách giáo khoa về định nghĩa và tính chất!).
Tháng năm trong câu ca dao trên là tháng năm âm lịch, nhằm vào tháng 6 dương lịch, khi mà mặt trời đang trên đà di chuyển từ xích đạo lên chí tuyến Bắc. Các khu vực thuộc bán cầu Bắc có ngày dài và đêm ngắn, điều đó trái ngược với bán cầu Nam, đêm dài, ngày ngắn. Ngày 22-6 tức ngày hạ chí, mặt trời chiếu sáng vuông góc với vĩ độ 23.5 tức chí tuyến Bắc, các nước ở bán cầu Bắc có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, điều này trái ngược với bán cầu Nam.
Sau đó, mặt trời lại di chuyển về hướng xích đạo. Ngày 23-9 hay Thu phân,mặt trời chiếu sáng vuông góc với đường xích đạo, các nơi trên trái đất có ngày và đêm dài bằng nhau. Sau đó, mặt trời di chuyển xuống phía Nam.
Tháng 10 âm lịch, nhằm vào tháng 11, 12 dương lịch, khi mà mặt trời đang di chuyển xuống bán cầu Nam. Các nước ở Bắc bán cầu có ngày ngắn, đêm dài, các nước ở Nam bán cầu có ngày dài và đêm ngắn. Ngày 22-12 hay đông chí, mặt trời chiếu vuông góc với vĩ tuyến 23.5 độ Nam tức chí tuyến Nam, khu vực bán cầu nam có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, khu vực bán cầu Bắc có đêm dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm. Sau đó mặt trời tiếp tục di chuyển lên xích đạo và tiếp tục chu kỳ chuyển động của mình.
Bình luận (0)
Sáng
18 tháng 12 2016 lúc 15:49

Cái này là do sự chuyển động tịnh tiến của mặt trời đối với trái đất (xem lại sách giáo khoa về định nghĩa và tính chất!).
Tháng năm trong câu ca dao trên là tháng năm âm lịch, nhằm vào tháng 6 dương lịch, khi mà mặt trời đang trên đà di chuyển từ xích đạo lên chí tuyến Bắc. Các khu vực thuộc bán cầu Bắc có ngày dài và đêm ngắn, điều đó trái ngược với bán cầu Nam, đêm dài, ngày ngắn. Ngày 22-6 tức ngày hạ chí, mặt trời chiếu sáng vuông góc với vĩ độ 23.5 tức chí tuyến Bắc, các nước ở bán cầu Bắc có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, điều này trái ngược với bán cầu Nam.
Sau đó, mặt trời lại di chuyển về hướng xích đạo. Ngày 23-9 hay Thu phân,mặt trời chiếu sáng vuông góc với đường xích đạo, các nơi trên trái đất có ngày và đêm dài bằng nhau. Sau đó, mặt trời di chuyển xuống phía Nam.
Tháng 10 âm lịch, nhằm vào tháng 11, 12 dương lịch, khi mà mặt trời đang di chuyển xuống bán cầu Nam. Các nước ở Bắc bán cầu có ngày ngắn, đêm dài, các nước ở Nam bán cầu có ngày dài và đêm ngắn. Ngày 22-12 hay đông chí, mặt trời chiếu vuông góc với vĩ tuyến 23.5 độ Nam tức chí tuyến Nam, khu vực bán cầu nam có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm, khu vực bán cầu Bắc có đêm dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm. Sau đó mặt trời tiếp tục di chuyển lên xích đạo và tiếp tục chu kỳ chuyển động của mình.

Bình luận (1)
Nguyễn Trần Thành Đạt
19 tháng 12 2016 lúc 17:21

Đó là do hệ quả vận động tự quay quanh Mặt trời của Trái đất.
Khi chuyển động quanh Mặt trời, trục Trái đất luôn nghiêng về một hướng không đổi nên lần lượt từng nửa cầu ngả về phía Mặt trời còn nửa cầu kia thì chếch xa.
Vào khoảng tháng 5 âm lịch là thời gian bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời nhiều nhất nên các vùng ở Bắc bán cầu nhận được nhiều nhiệt nhất, (là mùa hạ) đồng thời, thời gian ban ngày kéo dài , đêm ngắn hơn (Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng).
Khảng tháng 10,11 âm lịch là thời gian bán cầu Bắc chếch xa Mặt trời nhất nên nhận được ít nhiệt ( là mùa Đông), lúc này thời gian ban ngày rất ngắn, đêm kéo dài (Ngày tháng 10 chưa cười đã tối)
Câu tục ngữ này chỉ đúng với các vùng ở Bắc bán cầu. Những vùng nội chí tuyến thì độ chênh lệch này không đáng kể.Càng về hai cực thì độ chênh lệch ngày đêm càng lớn. Từ vòng Cực lên Cực Bắc thì có đến 6 tháng ngày ( mùa hạ) và 6 tháng đêm ( mùa đông ) tùy vào vĩ độ.,

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 2 2019 lúc 14:27

Câu ca dao Việt Nam.

“Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối”

      - Chỉ đúng cho ở nước ta và một số nước ở bán cầu Bắc.

      - Do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quý đạo một góc  66 0 33’. Nên khi chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời:

   +Phần được chiếu sáng và phần bóng tối ở hai nửa cầu khác nhau.

   +Nên kéo theo sự dài, ngắn khác nhau của ngày và đêm

Bình luận (0)
nguyen dan tam
Xem chi tiết
Lâm Mỹ Anh
19 tháng 11 2016 lúc 13:35

BẠN À ĐỂ MÌNH GIẢI THÍCH CHO: Ý NÓ NÓI LÀ THÁNG 5 THÌ NGÀY DÀI HƠN ĐÊM VÀ THÁNG 10 THÌ ĐÊM DÀI HƠN NGÀY DO LÚC ĐÓ NỬA CẦU BẮC NGHIÊNG NHIỀU VỀ PHÍA MẶT TRỜI CÒN THÁNG 10 CHƯA CƯỜI LÀ TỐI LÀ DO NỬA CẦU BẮC NGHIÊNG ÍT VỀ PHÍA MẶT TRỜI ( NẾU MUỐN TÌM KĨ HƠN THÌ BẠN TÌM TRONG SGK ĐỊA 6 NHA CÓ ĐỀ CẬP ĐÓ)( KICK NHA, ĐẦU TIÊN NÈ)

Bình luận (0)
nguyen dan tam
20 tháng 11 2016 lúc 9:22

cho mình hỏi thêm là trong sgk địa trang mấy vậy bạn !

Bình luận (0)
Không Tên
6 tháng 11 2018 lúc 19:03

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.


Hai câu ca dao mang ý nghĩa đối nhau. Kể về hiện tượng ngày và dêm mà ông cha ta đã đúc kết trong cuộc sống hằng ngày. Như các bạn đã biết ngày và đêm là thời gian luân chuyển của trái đất, trái đất hứng ánh sáng mặt trời sẽ là ngày và bị khuất đi sẽ là đêm.

Tháng 5 là tháng của mùa hè thường thì thời tiết ngày hè rất oai bức và gay gắt nắng nóng, ngày của tháng năm dài hơn đêm của tháng năm bởi lẽ như vậy là do những ngày này tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với trái đất thời gian chiếu sáng nhiều hơn nên ngày sẽ kéo dài hơn những tháng khác. Đêm vào tháng năm trời vẫn còn hơi nóng của ngày nên vào đêm trái đất quay nhah hơn và thời gian vào buổi tối sẽ ít hơn trôi qua rất nhanh nên người ta bảo là chưa nằm đã sáng.Còn vào tháng 10 tháng này là tháng của mùa đông, hiện tượng mưa bão thường xuyên xảy ra thời tiết ở tháng này thường thấp hơn so với các tháng khác và một phần là vào thời gian này mặt trời chuyển động lệch về phía cực nam nên nước ta vào tháng 10 sẽ cố hiện tượng ngày ngắn đêm dài ngược lại so với tháng năm.
Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 1 2019 lúc 16:46

Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc. Mùa hạ (đêm tháng năm) ngày dài hơn đêm. Mùa đông (tháng mười), ngày ngắn hơn đêm.

Bình luận (0)
nguyễn hùng
Xem chi tiết
Tạ Như Ngọc Nga
27 tháng 10 2017 lúc 20:04

 "Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa. - Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng" - Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối". 

p/s : mk giải thích theo kiến thức địa 6 bn nhé!a hhiiii ^^

Bình luận (0)
ghost river
27 tháng 10 2017 lúc 20:01


nghĩa là:
 Đúng với những quốc gia nằm gần và sát đường xích đạo, vì khoảng 22 tháng 6 (Hạ chí) trái đất nghiêng về bán cầu Bắc nên thời gian tiếp xúc trái đất lâu hơn ở những nơi này. còn 23 tháng 9 (Thu phân) trở về sau bán cầu Nam nghiêng về mặt trời, vì thế thời gian mặt trời chiếu lên trái đất ngắn hơn.

Bình luận (0)
minhduc
27 tháng 10 2017 lúc 20:02

- Việt Nam nằm ở nội chí tuyến bắc
- Do hệ quả chuyển động xung quanh măt trời của trái đất.
- khi chuyển động quanh mặt trời, trục trái đất nghiêng về 1 hướng & không đổi phương nên từng nửa bán cầu ngả về phía mặt trời,còn nửa kia thì cách xa mặt trời. vào tháng 5(AL) (tức tháng 6 DL) thì bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời, còn bán cầu Nam cách xa mặt trời nên bán cầu Bắc nhận lượng nhiệt lớn, khi đó là mùa hạ, nên ngày dài, đêm ngắn (Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng).
- Vào tháng 10,11(AL) (tức tháng 12) thì bán cầu Bắc cách xa mặt trời nên nhận được lượng nhiệt ít, khi đó là mùa đông, nên ngày ngắn, đêm dài (Ngày tháng 10 chưa cười đã tối).

Bình luận (0)
Minh Tường
Xem chi tiết
Nguyễn acc 2
15 tháng 1 2022 lúc 19:31

tham khảo:

Câu tục ngữ "Đêm tháng năm chưa nằm đã sángngày tháng mười chưa cười đã tối" là một câu tục ngữ thuộc đề tài về thiên nhiên và lao động sản xuất. ... Câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng. Cụ thể, đêm tháng năm rất ngắn, ngược lại thời gian của ngày vào tháng mười lại rất ngắn.

Bình luận (0)
My Dinh
Xem chi tiết
My Dinh
30 tháng 12 2020 lúc 16:39

giúp mk vs

 

Bình luận (0)
Lâm Đức Khoa
31 tháng 12 2020 lúc 17:22

Bán cầu Bắc

Vì vào tháng 5,bán cầu Bắc ngả về phía MT nhiều hơn

Còn vào tháng 10,bán cầu Bắc ngả về phía MT ít hơn

Bình luận (0)
Nguyên tiến bảo châu
Xem chi tiết

Bốn câu đầu:
– Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
– Mau sao thì nang, vắng sao thì mưa
– Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
-Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
đều là những kinh nghiệm về các hiện tượng thời tiết, khí hậu, quy luật tự nhiên của người xưa.
Câu đầu tiên có nghĩa là: Xét theo lịch âm thì ngày tháng năm dài, đêm ngắn và ngược lại ngày tháng mười ngắn, đêm dài. Sự khác nhau trong quy luật luân phiên ngày – đêm tại các thòi điểm trong năm bây giờ có thể dễ dàng được giải thích một cách khoa học trên cơ sở quy luật vận động xoay quanh mặt trời và tự quay quanh trục của trái đất kết hợp với kiến thức địa lí vể vị trí của nước ta (nằm gần xích đạo). Nhưng, do được ra đời từ rất lâư, câu tục ngữ này có lẽ chỉ đơn thuần là những quan sát thực tế của ngưòi nông dân xưa về một hiện tượng có tính quy luật lặp đi lặp lại từ năm này sang năm khác.
Câu Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa cho biết, nếu quan sát bầu tròi đêm hôm trước thấy nhiều sao thì hôm sau sẽ nắng còn nếu ít sao thì hôm sau sẽ có mưa. Phải chăng điều này liên quan đến mật độ mây: trời ít mây sẽ thấy nhiều sao đồng nghĩa với việc trời sẽ nắng còn trời nhiều mây, che lấp, khó nhìn thấy sao nghĩa là lượng hơi nước tích tụ nhiều, tất yếu dẫn đến mưa?
Câu Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ dự đoán hiện tượng bão sắp xảy ra: khi trên trời xuất hiện những đám mây vàng rực (như mỡ gà) nghĩa là tròi sắp dông bão, cần phòng chống, bảo vệ nhà cửa, của cải.
Khi nói Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt, ai cũng hiểu điều đó có nghĩa: hiện tượng kiến bò nhiều vào tháng bảy là điểm báo sắp có lụt. Cơ sở khoa học của kinh nghiệm này là: kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm vối những thay đổi của thời tiết, khí hậu. Khi trời sắp có mưa to, kéo dài gây lũ lụt, kiến sẽ bò từ trong tổ ra, di chuyển hàng đàn lên những khu vực cao để tránh lụt. Thêm nữa, tháng 6, tháng 7 vốn là mùa mưa ở miền Bắc nước ta, do vậy hiện tượng kiến bò nhiều vào thời điểm này càng khẳng định chắc chắn lũ lụt sẽ xảy ra.
Nói tóm lại, cả bốn câu tục ngữ trên đều là những kinh nghiệm được ông cha ta đúc kết dựa trên những quan sát thực tế cũng như những suy luận vê thời tiết khí hậu. Những kinh nghiệm quý báu ấy thậm chí cho đến nay vẫn có thể áp dụng và còn nguyên giá trị thực tế. Sự hiểu biết về quy luật ngày ngắn, đêm dài hay ngày dài – đêm ngắn ở các thời điểm khác nhau sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc sắp xếp công việc hợp lí và hiệu quả, dự đoán trước những hiện tượng, nắng, mưa, bão gió, lũ lụt… không chỉ giúp con người có kế hoạch phòng tránh, bảo vệ nhà cửa, vật nuôi, ruộng vườn… mà còn có thể dựa vào đó mà thực hiện những hoạt động sản xuất nông nghiệp, mùa vụ sao cho có lợi nhất… Tuy không phải những kinh nghiệm này lúc nào cũng tuyệt đối đúng nhưng nó đã thực sự có giá trị thực tiễn rất lổn trong cuộc sông và lao động, nhất là đối vói những người nông dân Việt Nam luôn luôn “trông trời, trông đất, trông mây” để chăm lo cho mùa vụ của mình

Bình luận (0)
Nguyên tiến bảo châu
27 tháng 2 2019 lúc 17:52

Bạn chỉ cần nêu ra nghệ thuật,nội dung của câu đã cho còn những câu kia thì ko cần

Bình luận (0)

Câu có nghĩa là: Xét theo lịch âm thì ngày tháng năm dài, đêm ngắn và ngược lại ngày tháng mười ngắn, đêm dài. Sự khác nhau trong quy luật luân phiên ngày – đêm tại các thòi điểm trong năm bây giờ có thể dễ dàng được giải thích một cách khoa học trên cơ sở quy luật vận động xoay quanh mặt trời và tự quay quanh trục của trái đất kết hợp với kiến thức địa lí vể vị trí của nước ta (nằm gần xích đạo). Nhưng, do được ra đời từ rất lâư, câu tục ngữ này có lẽ chỉ đơn thuần là những quan sát thực tế của ngưòi nông dân xưa về một hiện tượng có tính quy luật lặp đi lặp lại từ năm này sang năm khác.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Diệu
1 tháng 4 2017 lúc 21:27

- "Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa.
- Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng"
- Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".

Bình luận (1)
Mai Hà Chi
1 tháng 4 2017 lúc 21:51

- Ý nghĩa của câu ca dao: khoảng thời gian trong ca dao nước ta thường tính theo âm lịch, theo câu ca dao này thì vào khoảng tháng 5 âm lịch (tức khoảng tháng 6-7 dương lịch) có đêm ngắn và ngày dài. Còn vào khoảng tháng 10 âm lịch (tức khoảng tháng 11-12 dương lịch) có đêm dài và ngày ngắn hơn. Đây chính là hiện tượng ngày - đêm dài ngắn khác nhau do sự chuyển động quanh Mặt Trời cùa Trái Đất gây ra.

- Câu ca dao này đúng trong trường hợp ở bán cầu Bắc, ở bán cầu Nam thì ngược lại, ở Việt Nam thể hiện rõ hơn ở miền Bắc do cỏ vĩ độ cao hơn.

- Giải thích: Do Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời và trong quá trinh chuyển động trục Trái Đất luôn nghiêng 66°33 với mặt phẳng Hoàng đạo và không đổi phương nên:

+ Vào khoảng tháng 6-7, trục Trái Đất hướng đầu bắc về phía Mặt Trời, đường phân chia sáng - tối đi qua trước cực Bắc và sau cực Nam nên ở bán cầu Bắc phần được chiểu sáng nhiều hơn phần bị che khuất. Vì vậy ngày dài hơn và đêm ngắn đi.

+ Vào khoảng tháng 11-12, trục Trái Đất hướng đầu bắc ra xa Mặt Trời, đường phân chia sáng - tối đi qua sau cực Bắc và trước cực Nam nên ờ bán cầu Bắc phần được chiếu sáng ít hơn phần bị che khuất. Vì vậy ngày ngắn hơn và đêm dài ra.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
2 tháng 4 2017 lúc 8:53

Nước ta nằm ở bán cầu Bắc. Mùa hạ (đêm tháng năm) ngày dài hơn đêm. Mùa thu (ngày tháng mười) ngày ngắn đêm dài.

Bình luận (0)